Hội nghị thượng đỉnh Nga - Mỹ tại Geneva (Thụy Sĩ); Iran có Tổng thống mới; Triều Tiên gửi “thông điệp đầu tiên” đến Tổng thống Mỹ; Xung đột tái diễn ở Gaza; Thế giới lo ngại sự gia tăng các ca nhiễm biến thể Delta;... là một số sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần qua (14-20/6).
Trang tin chính thức của Điện Kremlin ngày 16-6 đã đăng Tuyên bố chung của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden về ổn định chiến lược.
Thế giới tuần qua (7-13/6) đã chứng kiến nỗ lực của các quốc gia trong việc thúc đẩy đề xuất tạm miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19. Bên cạnh đó, Hội nghị thượng đỉnh G7 thảo luận nhiều vấn đề nóng trên toàn cầu; Chuyến công du đầu tiên của ông J.Biden tới châu Âu… cũng là một trong số các sự kiện đáng chú ý.
Ngày 8/6, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, nền kinh tế toàn cầu trong năm 2021 sẽ đạt mức tăng trưởng 5,6%, tốc độ phục hồi nhanh nhất từ bất cứ cuộc suy thoái toàn cầu nào trong vòng 80 năm qua mà phần lớn nhờ vào sự phục hồi mạnh mẽ từ một số nền kinh tế lớn.
Thế giới tuần qua (31/5 – 6/6) tiếp tục chứng kiến nỗ lực của các quốc gia trong việc thúc đẩy tiêm phòng vaccine trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đi kèm những hậu quả nặng nề về kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, việc G7 đạt “thỏa thuận lịch sử” về thuế doanh nghiệp toàn cầu, quan hệ Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng… cũng là một trong số những tin tức đáng chú ý.
Đến sáng 2/6, thế giới có tổng số 171.899.542 ca nhiễm và 3.575.253 ca tử vong vì dịch COVID-19. Trong một ngày qua có thêm 432.968 ca nhiễm và 10.110 ca tử vong mới. Tính đến nay, Mỹ vẫn là nước có tổng số ca nhiễm bệnh và tử vong nhiều nhất do đại dịch này.
Làn sóng lây nhiễm mới COVID-19 tiếp tục hoành hành ở châu Á; EU phê chuẩn vaccine Pfizer cho trẻ 12 - 15 tuổi; Mỹ khẳng định không quay trở lại Hiệp ước Bầu trời Mở với Nga; Tín hiệu tích cực từ đàm phán hạt nhân Iran; Nỗ lực tái thiết Gaza,… là một số sự kiện đáng chú ý của thế giới trong tuần qua (24-30/5).
Tuần qua (17-23/5), thế giới đón nhận những thông tin tích cực về giải quyết xung đột ở Gaza, xóa bỏ nạn kỳ thị người gốc Á tại Mỹ, lãnh đạo Mỹ - Hàn cam kết duy trì hòa bình, ổn định khu vực... Trong đó, Hội nghị quốc tế về Tương lai châu Á và Hội nghị Thượng đỉnh Y tế toàn cầu là hai sự kiện điểm nhấn với mục tiêu thúc đẩy hợp tác, mở ra triển vọng trong ứng phó và phục hồi sau đại dịch.
Tính đến sáng 17/5, số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới là 163.709.076 trường hợp, với 3.392.944 ca tử vong. Sau nhiều ngày Ấn Độ chiếm khoảng 50% tổng số ca mắc mới toàn cầu, châu Á đã trở thành khu vực có nhiều ca mắc COVID-19 nhất trên thế giới.
Thế giới tuần qua (10 – 16/5) chứng kiến căng thẳng leo thang dữ dội trong cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng hồi giáo Hamas, căng thẳng tái diễn giữa Armenia và Azerbaijan, bất đồng giữa Nga và Mỹ, những rủi ro cao về môi trường, và cùng với đó là diễn biến của đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục đáng lo ngại trên phạm vi toàn cầu.
Trên toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 12/5 cho biết, hiện đang ghi nhận số ca mắc và tử vong do virus Corona mới giảm ở hầu hết các khu vực, bao gồm châu Mỹ và châu Âu - hai khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất thế giới.
Đến sáng 12/5, thế giới có tổng số 160.309.580 ca nhiễm và 3.330.435 ca tử vong vì dịch COVID-19. Trong một ngày qua có thêm 699.719 ca nhiễm và 13.000 ca tử vong mới. Tính đến nay, Mỹ vẫn là nước có tổng số ca nhiễm bệnh và tử vong nhiều nhất do đại dịch này.
Theo tin nước ngoài và TTXVN, ngày 11-5, có ít nhất 11 người chết và 10 người bị thương trong vụ xả súng tại trường học liên cấp số 175 ở thành phố Ca-dan, thủ đô nước CH Ta-ta-xtan thuộc Nga.
Bên cạnh những diễn biến liên tục “nóng” về tình hình đại dịch COVID-19, thế giới tuần qua cũng ghi nhận những nỗ lực nhằm giải quyết các bất đồng như Đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran; Hội nghị Ngoại trưởng G7 chia sẻ nhiều vấn đề chung; Tổng thống Mỹ tin tưởng có thể gặp người đồng cấp Nga…
Đến sáng 6/5, thế giới có tổng số 155.817.160 ca nhiễm và 3.255.162 ca tử vong vì dịch COVID-19, sau khi ghi nhận thêm lần lượt 834.653 và 14.170 ca chỉ trong vòng 24 giờ qua. Ấn Độ vẫn là nước có số ca nhiễm bệnh và tử vong nhiều nhất trong một ngày qua do đại dịch này.
Ngày 4/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông muốn tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong chuyến công du châu Âu dự kiến diễn ra vào tháng 6/2021. Thông điệp thiện chí từ người đứng đầu Nhà Trắng được nhìn nhận là một tín hiệu tích cực về triển vọng hàn gắn mối quan hệ vốn đang ở mức thấp giữa hai cường quốc.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 747.203 ca nhiễm và 12.649 ca tử vong mới vì COVID-19, nâng tổng các con số thống kê tính đến sáng hôm nay (5/5) lên lần lượt 154.940.173 và 3.239.609 trường hợp. Trong đó, Ấn Độ chiếm hơn 1 nửa số ca mắc mới trên toàn thế giới, với 382.619 ca.
Liên tiếp trong những ngày qua, số ca nhiễm mới và số ca tử vong vì dịch COVID-19 ở Ấn Độ lập mức kỷ lục thế giới. Nhiều người đã ví dịch COVID-19 như cơn sóng thần, đang tấn công dữ dội quốc gia hơn 1,37 tỷ dân.
Báo cáo của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) vừa công bố cho biết, thâm hụt ngân sách và nợ công của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) tăng vọt trong bối cảnh chính phủ các nước thành viên liên tục tung ra các chương trình hỗ trợ nền kinh tế giảm thiểu các tác động của đại dịch COVID-19.