Các nhà khoa học Nam Phi vừa phát hiện 1 biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm rất cao, do có cơ chế tránh được phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, thế giới tuần qua (15 – 21/11) cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực khi các quốc gia đạt đồng thuận nhằm hàn gắn những bất đồng còn tồn tại cũng như tăng cường hợp tác để đối phó với những thách thức chung.
Ngày 17/11, Cục Khí tượng Trung Quốc (CMA) cho biết, nước này và Nga đã thành lập trung tâm thời tiết vũ trụ ở Bắc Kinh như một phần của nỗ lực trên toàn thế giới nhằm cải thiện hệ thống trung tâm thời tiết vũ trụ toàn cầu.
Thế giới tuần qua (8 – 14/11) bên cạnh không ít xung đột và bất đồng, cũng đã chứng kiến nhiều nỗ lực của các quốc gia nhằm tháo gỡ vướng mắc, ứng phó với những biến động kinh tế-xã hội cũng như diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã họp thảo luận về cảnh sát Liên hợp quốc, tập trung vào chủ đề “Đóng góp của lực lượng cảnh sát Liên hợp quốc đối với chương trình phụ nữ, hòa bình, an ninh”. Theo TTXVN, tại cuộc họp, Việt Nam khẳng định lại sự ủng hộ dành cho hoạt động gìn giữ hòa bình nói chung và của cảnh sát Liên hợp quốc nói riêng.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp, nghe báo cáo về tình hình Ethiopia. Tại đây, Việt Nam kêu gọi các bên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của luật nhân đạo quốc tế không để nạn đói xảy ra tại Ethiopia.
Hội nghị COP26 về biến đổi khí hậu; Các nước tham gia ký kết nhanh chóng phê chuẩn RCE; WHO cấp phép sử dụng vaccine thứ 8 ngừa COVID-19; OPEC+ nhất trí duy trì mức tăng sản lượng dầu mỏ; Hơn 200 người thương vong vì nổ xe bồn tại Sierra Leone;... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần qua (31/10 – 7/11).
Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak ngày 3/11 cho biết Anh cam kết sẽ góp phần điều chỉnh hệ thống tài chính toàn cầu để hướng tới mục tiêu khí thải ròng bằng 0, khẳng định London sẽ cam kết 100 triệu bảng Anh (136,19 triệu USD) để giúp các nước đang phát triển tiếp cận với các nguồn tài chính dễ dàng hơn.
Theo khảo sát của Quỹ Gia đình Kaiser, khoảng 66% số người có con trong độ tuổi từ 5-11 lo ngại về khả năng vaccine ngừa Covid-19 có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản của con cái họ về sau. Tuy nhiên, truyền thông Mỹ ngày 2/11 đã dẫn kết luận của các bác sĩ và giới chức y tế, khẳng định tuyên bố cho rằng vaccine ngừa Covid-19 có thể gây vô sinh là vô căn cứ và đã bị bác bỏ về mặt khoa học.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với đó là những lo ngại về tình hình bất ổn trên chính trường Sudan sau khi quân đội giải tán chính phủ chia sẻ quyền lực và ban bố tình trạng khẩn cấp, thế giới tuần qua (25 – 31/10) cũng ghi nhận nỗ lực hợp tác của các quốc gia trong phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh, qua đó thúc đẩy sự phục hồi bền vững và phát triển thịnh vượng.
Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) khai mạc cuối tuần này. Các nước đang nỗ lực chạy đua cùng thời gian để tận dụng tốt nhất cơ hội lớn này, để đạt bước tiến đột phá giúp bảo vệ hành tinh trước tình trạng biến đổi khí hậu.
Số người nhiễm cúm gia cầm ở Trung Quốc tăng vọt trong năm nay đang khiến giới chuyên gia quan ngại về nguy cơ một chủng virus lưu hành trước đây dường như đã biến đổi và có nhiều khả năng lây sang người hơn.
Không còn là câu chuyện mới trên toàn cầu, song đến nay, vấn đề bảo đảm tiếp cận vaccine một cách cân bằng vẫn là thách thức lớn. Đây cũng là chủ đề nóng được ưu tiên bàn thảo tại Hội nghị cấp cao Y tế thế giới đang diễn ra tại Đức.
Bên cạnh một số thỏa thuận đạt được giữa các nước, tuần qua (18 – 24/10), thế giới tiếp tục phải chứng kiến những thông tin đáng lo ngại về diễn biến dịch COVID-19 cũng như tác động tiêu cực của đại dịch đối với các quốc gia trên toàn cầu; cùng với đó là sự chia rẽ, bất đồng giữa Nga và NATO…
Ngày 21/10, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết vấn đề ứng phó Covid-19 có được thảo luận tại Hội nghị cấp cao ASEAN sắp tới hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:
Tính đến sáng 20/10, thế giới ghi nhận 242.324.272 ca nhiễm COVID-19, với 4.928.811 ca tử vong. Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại châu Âu khi nhiều nước ghi nhận tình trạng tăng vọt cả số ca mắc và tử vong.
Nga vừa thông báo “đóng cửa” phái bộ ngoại giao nước này tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ đầu tháng 11, nhằm đáp trả quyết định trục xuất các nhân viên trong phái đoàn Nga mà NATO đưa ra trước đó. Đại diện NATO khẳng định, liên minh vẫn sẵn sàng đối thoại với Nga, sau khi Moskva dừng hoạt động của cơ quan đại diện tại NATO.
Không những cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, dịch Covid-19 còn đẩy số người nghèo cùng cực trên thế giới tăng trở lại sau gần 20 năm. Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi các nước thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn diện và bền vững, kiến tạo một thế giới công bằng và trao cơ hội cho tất cả mọi người.
Cùng với nỗ lực tiêm chủng cho trẻ em để bảo vệ cộng đồng, giúp sống chung an toàn với đại dịch, thế giới tuần qua (10-17/10) cũng diễn ra một số sự kiện đáng chú ý khác như: Nhật Bản giải tán Hạ viện, mở đường cho tổng tuyển cử; Chính phủ Mỹ tạm thời tránh nguy cơ vỡ nợ; Khủng hoảng khí đốt khiến mùa đông châu Âu thêm khắc nghiệt; Diễn đàn Phụ nữ Á – Âu: Khẳng định vai trò của phụ nữ với sứ mệnh toàn cầu;...
Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 13/10 cho thấy, trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 356.366 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 239.398.714 ca, trong đó 4.879.227 ca tử vong và 216.651.393 ca đã được chữa khỏi.