Sớm khắc phục tình trạng thiếu nước sản xuất ở Pắc Ngà

Nhận được phản ánh của người dân hai bản Ảng và bản Bước, xã Pắc Ngà (Bắc Yên) về tình trạng thiếu nước sản xuất vụ chiêm xuân, nguyên nhân do ảnh hưởng từ Nhà máy thủy điện Suối Lừm 1, chúng tôi đã đến tìm hiểu thực tế để làm rõ hơn thông tin này.

 

 

Khu vực lòng suối Ngà, đoạn chảy qua bản Bước, xã Pắc Ngà (Bắc Yên) cạn trơ đáy.

 

Nhà máy Thủy điện Suối Lừm 1 đặt tại bản Lừm Thượng A, xã Pắc Ngà, nhưng hồ nước của Nhà máy nằm ở bản Suối Lềnh (Hang Chú) - là đầu nguồn của hai con suối Lừm và suối Ngà. Đây cũng là nguồn nước chính phục vụ sản xuất cho gần 100 ha ruộng bậc thang của người dân hai bản Ảng và bản Bước (xã Pắc Ngà). Từ năm 2015, để có nguồn nước phát điện, Nhà máy thủy điện Suối Lừm 1 đã nối ống dẫn nước đến đầu nguồn suối Ngà. Từ đó, cứ đến mùa khô, dòng suối Ngà không còn nước, cạn trơ đáy.

 

Ông Hoàng Văn Nhờ, Bí thư Chi bộ bản Ảng, cho biết: Trước đây, nước ở suối Ngà đủ phục vụ sản xuất quanh năm cho bà con hai bản Ảng, bản Bước và một phần ruộng sản xuất của bản Pắc Ngà. Nhưng 5 năm trở lại đây, vào mùa mưa, lượng nước cũng chỉ đủ canh tác cho một phần diện tích ruộng, còn khoảng 1/3 diện tích ruộng trong bản không có nước, đành bỏ hoang. Nếu trước đây gần 100 ha ruộng bậc thang của bản đủ nước canh tác quanh năm, đem lại sản lượng thóc hằng năm đạt trên 550 tấn, thì 3 năm lại đây, sản lượng chỉ còn gần 300 tấn/năm.

 

Trăn trở với khó khăn do thiếu nước sản xuất, ông Lò Văn Nhung, bản Ảng, buồn bã: Nếu như có đủ nước sản xuất, nhà tôi có thể gieo cấy lúa, đảm bảo lương thực phục vụ gia đình, ngoài ra có thể xuất bán mỗi năm khoảng 10 tấn thóc ra thị trường. Nhưng vài năm trở lại đây, tôi phải mua thêm thóc, gạo để ăn trong năm, khiến cuộc sống rất khó khăn. Còn khoảng 2 tháng nữa, người dân hai bản sẽ làm đất, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sản xuất vụ chiêm xuân. Nhưng với tình trạng thiếu nước như hiện nay, việc đảm bảo nông vụ gặp nhiều khó khăn, bà con đang mong Nhà máy thủy điện xả nước để có thể tích nước vào đồng ruộng.

 

Tìm hiểu được biết, UBND xã Pắc Ngà đã nhiều lần gửi kiến nghị yêu cầu Nhà máy thủy điện Suối Lừm 1 duy trì dòng chảy trên suối Ngà để người dân có nước tưới phục vụ sản xuất, bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Song, đến nay, tình trạng thiếu nước sản xuất vẫn chưa được khắc phục.

 

Trao đổi thực trạng này với UBND huyện Bắc Yên, đồng chí Lê Văn Kỳ, Chủ tịch UBND huyện Bắc Yên, cho biết: Sau khi nhận được phản ánh của người dân xã Pắc Ngà, UBND huyện đã tiến hành làm việc với Nhà máy thủy điện Suối Lừm 1 về việc cung cấp nước sản xuất nông nghiệp cho người dân. Đồng thời, chỉ đạo Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, Phòng Kinh tế - Hạ tầng phối hợp với nhà máy thủy điện xây dựng kế hoạch xả nước trước vụ chiêm xuân khoảng 1 tháng. Thông báo thời gian xả nước cụ thể để người dân kịp tích nước vào đồng ruộng, chuẩn bị sản xuất. Ngoài ra, hướng dẫn người dân các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, tiếp tục nghiên cứu để đưa ra phương án giải quyết tình trạng thiếu nước sản xuất của người dân. Qua đó, cố gắng hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện.

 

Người dân hai bản Ảng và bản Bước cũng như xã Pắc Ngà rất mong các cấp, các ngành sớm vào cuộc, đưa ra giải pháp thỏa đáng để có phương án giải quyết tình trạng thiếu nước, giúp bà con ổn định sản xuất và đảm bảo đời sống.

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.