Nhiều lợi ích khi bán hàng tiêu dùng qua kênh bưu điện văn hóa xã

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam về đổi mới hoạt động của các điểm bưu điện văn hóa xã (BĐ-VHX) từ năm 2014 đến nay, bên cạnh việc cung cấp dịch vụ phục vụ công ích cho người dân, Bưu điện tỉnh đã kết nối với các nhà phân phối, thực hiện phân phối những mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam có chất lượng đến tay bà con nhân dân, nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng xa.

Người dân đến mua hàng tiêu dùng tại Bưu điện huyện Mường La.

Hiện, toàn tỉnh có gần 70 điểm BĐ-VHX chuyển sang hoạt động đa dịch vụ, đó là phục vụ công ích và tổ chức phát triển kinh doanh. Là một trong những điểm bưu điện văn hóa xã thực hiện tốt việc bán hàng tiêu dùng, Điểm bưu điện văn hóa xã Mường Cơi, huyện Phù Yên có doanh thu hàng tiêu dùng năm 2019 đứng tốp đầu với doanh số gần 70 triệu đồng.

Tại Điểm bưu điện văn hóa xã Mường Cơi, các kệ để hàng hóa được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, thuận tiện cho khách hàng lựa chọn. Ông Nguyễn Văn Sử, bản Nghĩa Hưng, xã Mường Cơi cho biết: Các sản phẩm ở bưu điện văn hóa xã chất lượng tốt, giá cả được niêm yết rõ ràng, vì vậy tôi chọn mua hàng tại đây cho yên tâm. Không chỉ có hàng tiêu dùng, mà tôi còn được nhân viên bưu điện nhiệt tình tư vấn, giới thiệu về các dịch vụ khác nữa, như bảo hiểm xã hội, gửi tiền tiết kiệm...

Theo chị Đinh Thị Thi, nhân viên phụ trách Điểm bưu điện văn hóa xã Mường Cơi: Số lượng người đến mua hàng ngày càng nhiều. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, tôi không nhập tràn lan các mặt hàng mà chỉ chọn những sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao, chất lượng tốt, giá thành phù hợp. Được sự hưởng ứng nhiệt tình và tin tưởng của bà con nhân dân, doanh thu hàng tiêu dùng của điểm tăng qua các năm, thu nhập của bản thân cũng tăng lên.

Tìm hiểu được biết, dịch vụ bán hàng tiêu dùng được triển khai tại kênh BĐ-VHX trên địa bàn tỉnh từ năm 2014. Các sản phẩm bày bán tại các điểm được Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam ký kết với Công ty cổ phần Phân phối và bán lẻ BT (BTCom) - một trong những công ty phân phối hàng tiêu dùng hàng đầu Việt Nam, chuyên cung cấp các nhu yếu phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày với chất lượng tốt, giá cả phù hợp với thu nhập của người dân.

Để phục vụ và đáp ứng yêu cầu tốt nhất cho khách hàng, Bưu điện tỉnh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp và hướng dẫn cách thức bán hàng, quy cách bảo quản hàng hóa, kỹ năng chăm sóc khách hàng. Đồng thời, nhân viên tại các điểm phát huy khả năng bán hàng dưới nhiều hình thức khác nhau như: bán tại quầy, bán tại nhà, bán hàng qua kênh cộng tác viên tại các thôn; chủ động giới thiệu và tư vấn sử dụng sản phẩm cho khách hàng, để người dân biết được công dụng, tính năng hàng hóa và tìm mua sản phẩm về dùng, từ đó, người dân mua hàng qua kênh bưu điện ngày càng nhiều hơn.

Từ khi triển khai mô hình điểm BĐ-VHX sang hoạt động đa dịch vụ, người dân rất tin tưởng vào chất lượng các mặt hàng cũng như sản phẩm dịch vụ do ngành cung ứng, nhờ đó, doanh thu từ dịch vụ ngày càng tăng. Năm 2015, doanh thu đạt 4 tỷ 171 triệu đồng, dự kiến đến năm 2020 tăng lên hơn 10 tỷ đồng. Thu nhập nhân viên BĐ-VHX được cải thiện rõ rệt, từ mức 1 triệu đồng/người/tháng năm 2014, đến nay đã tăng lên 3-4 triệu đồng/người/tháng. Ngoài hoạt động kinh doanh, các BĐ-VHX còn làm tốt công tác phục vụ công ích, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Quỳnh Ngọc
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.