Giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo lần 2 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.

Ảnh minh họa. 

Theo đó, có những sửa đổi, bổ sung liên quan đến phạm vi điều chỉnh; nhiệm vụ của giáo viên; thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm; Định mức tiết dạy đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng; chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn; Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường; chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các đối tượng khác.

Cụ thể, theo dự thảo, thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần; trong đó: 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học. 5 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. 1 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới. 1 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó: 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học. 3 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. 1 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới. 1 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó: 32 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học; 8 tuần dành cho xây dựng tài liệu, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ; 1 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới; 1 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác. Trong đó, thời gian nghỉ hè của giáo viên hằng năm là 2 tháng (bao gồm cả nghỉ phép), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông; Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở; Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở; Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết.

Định mức tiết dạy/năm đối với hiệu trưởng được tính bằng: (2 tiết/tuần) x (số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học được quy định); Định mức tiết dạy/năm đối với phó hiệu trưởng được tính bằng: (4 tiết/tuần) x (số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học được quy định)”.

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông không được quy đổi các chức vụ kiêm nhiệm thay cho tiết dạy định mức được quy định tại điểm a, khoản 5 Điều này. 

Giảm 4 tiết/tuần đối với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông, ở trường chuyên, trường bán trú và trường dự bị đại học; Giảm 3 tiết/tuần đối với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người khuyết tật; Giảm 3 tiết/tuần đối với tổ trưởng chuyên môn; 1 tiết/tuần đối với tổ phó chuyên môn.

Giảm 4 tiết/tuần đối với giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng; giảm 2 tiết/tuần đối với giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học; Giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn chỉ được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của tiết kiêm nhiệm có số tiết dạy cao nhất”.

Giáo viên kiêm bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ trường hạng I được giảm 4 tiết/tuần, các trường hạng khác được giảm 3 tiết/tuần.

Giáo viên kiêm nhiệm công tác công đoàn thực hiện giảm định mức tiết dạy theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Giáo viên kiêm công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường được hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề.

Giáo viên kiêm chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường được giảm 2 tiết/tuần; Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân trường học được giảm 2 tiết/tuần; Giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường chỉ được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất”.

Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần được giảm 3 tiết (đối với giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở và giáo viên trường dự bị đại học); giảm 4 tiết (đối với giáo viên tiểu học).

Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính ở trên lớp, giáo viên còn phải thực hiện những hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo sự phân công của hiệu trưởng. Những hoạt động này được quy đổi để tính số giờ giảng dạy.../.

 

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Đến xã Nà Mường, huyện Mộc Châu, chúng tôi ấn tượng với những vườn bưởi, cam trĩu quả, diện tích trồng rau màu tươi tốt. Đây là thành quả của người nông dân trong đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đem lại giá trị, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
  • 'Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Xã hội -
    Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
  • 'Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Xây dựng Đảng -
    Yên Châu có 4 xã biên giới, gồm: Chiềng On, Phiêng Khoài, Chiềng Tương và Lóng Phiêng. Thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên tại các xã biên giới đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
  • 'Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025 (Chương trình 1719), đã từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giúp các địa phương hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
  • 'Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Xã hội -
    Thời gian qua, hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường La có nhiều chuyển biến tích cực, luôn hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ giao. Số vụ việc có điều kiện thi hành án cơ bản được giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân.