Chuẩn bị ứng phó với bão số 4

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, lúc 13h00 ngày 28/8, vị trí tâm bão số 4 (tên quốc tế: Po dul) ở vào khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 450km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển hướng Tây (25km/h) và có khả năng mạnh thêm. Đến 13h ngày 29/8, cách đảo Hải Nam khoảng 180km về phía Đông Nam. Dự kiến đêm 30/8, bão sẽ đổ bộ vào bờ. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới: phía Bắc vĩ tuyến 150 VB. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển hướng Tây Tây Bắc (15km/h) và có khả năng mạnh thêm. Đến 13h ngày 30/8, trên vùng biển Nam Vịnh Bắc Bộ, trên vùng biển từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Gió cấp 9-10, giật cấp 12. Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.


Vùng biển từ Thanh Hóa đến Quảng Bình được dự báo là có 
gió giật mạnh gây nguy hiểm cho tàu, thuyền (Ảnh: K.V)

Những vùng ảnh hưởng của bão là khu vực dân cư đô thị đông đúc, kinh tế phát triển dọc dải ven biển, đặc biệt là có nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế (dịp nghỉ lễ 2/9); Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng đến 10h ngày 28/8 đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 70.564 phương tiện/309.616 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão số 4:

+ Hoạt động khu vực nguy hiểm: 797 tàu/5.493 người

+ Hoạt động khu vực khác và neo tại bến: 18.535 tàu/84.489 người

+ Neo đậu tại các bến: 48.082 tàu/207.139 người

- Lồng bè nuôi thủy sản từ (Quảng Ninh – TT.Huế): 20.475 lồng, bè.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản (Quảng Ninh - T.T.Huế): 131.880 ha.

Về tình hình sạt lở bờ biển: Khu vực bờ biển từ Nghệ An đến Bình Thuận hiện có 24 điểm sạt lở/41,93km đang có diễn biến sạt lở đặc biệt nguy hiểm cần xử lý cấp bách, nhất là tại Quỳnh Thọ - Nghệ An, Quảng Phú – Quảng Bình, Hải Dương – T.T.Huế, Vĩnh Mốc – Quảng Trị, Hội An – Quảng Nam, Cửa Đại – Quảng Ngãi, Phước Lộc – Bình Thuận.

Về tình hình đê điều và hồ chứa:

*Đê điều: Trên hệ thống đê điều có 237 vị trí trọng điểm xung yếu; 86 công trình đang thi công dở dang khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trong đó quan tâm đến 03 công trình đang thi công dở dang trên tuyến biển là công trình nâng cấp đê Bình Minh III tỉnh Ninh Bình và đê tả Nghèn, đê biển Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh.

*Hồ chứa: - Hồ chứa thủy điện:

+ Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có 92 hồ; trong đó có 01 hồ chứa thủy điện Suối Chăn 2 đang xả tràn với lưu lượng nhỏ dưới 20m3/s.

+ Các hồ chứa thủy điện cắt lũ trên lưu vực sông Hồng ở mức thấp và đang tích nước trong thời kỳ tích lũ cuối vụ, lúc 13h00 ngày 28/8, Hòa Bình: Htl 97,64 m/110 còn lại 12,36m, Sơn La: Htl 190,34 m/209 còn lại 18,66m (so với mức cho phép);

+ Các hồ chứa thuộc lưu vực sông Mã, sông Cả thấp hơn mực nước cho phép trong thời kỳ mùa lũ. - Hồ chứa thủy lợi: + Các hồ chứa khu vực Bắc Bộ ở mức 65-75% dung tích; đang xả tràn 03 hồ tại Quảng Ninh; khu vực Bắc Trung Bộ ở mức thấp (20-73% dung tích TK); khu vực Tây Nguyên ở mức trung bình (65-80% dung tích TK).

+ Có 134 hồ hư hỏng và 62 hồ đang thi công (trong đó Thanh Hóa 22 hồ, Nghệ An 15 hồ, Hà Tĩnh 9 hồ).

Về sản xuất nông nghiệp, tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ lúa Hè Thu đã thu hoạch 107.000ha, còn lại 58.000 ha (dự kiến đến 5/9/2019 sẽ thu hoạch xong); lúa mùa đã gieo cấy 673.000ha (Đồng bằng sông Hồng: 515.000ha, Bắc Trung Bộ: 158.000ha) đang giai đoạn chín sáp, chuẩn bị thu hoạch. Diện tích hoa màu vụ mùa của hai khu vực trên là 218.000ha.

Trước diễn biến của bão số 4, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã có Công điện số 12/CĐ-TWPCTT hồi 11h00 ngày 27/8/2019 gửi các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên, các Bộ ngành đề nghị triển khai ứng phó với bão;

- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức thông báo và kiểm đếm tàu thuyền các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên; - Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã có công hàm đề nghị Cơ quan đại diện của các nước liên quan tại Việt Nam (Trung Quốc, Philippin,...) phối hợp, trao đổi với các cơ quan chức năng sở tại tạo điều kiện cho tàu thuyền được trú, tránh và hỗ trợ cứu nạn khi có yêu cầu.

- Bộ Công an đã có Công điện số 16/CĐ-V01 ngày 27/8/2019 chỉ đạo công an các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Phú Yên sẵn sàng ứng phó với bão.

- Tổng cục Phòng chống thiên tai, Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Thủy sản, Cục trồng trọt (Bộ NN và PTNT đã có văn bản chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó.

- Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tiếp tục cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời để nhân dân và các cơ quan liên quan biết chủ động phòng, tránh, ứng phó. 

- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương tiếp tục thông tin, truyền thông về diễn biến bão.

2. Địa phương: - Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố tổ chức trực ban, theo dõi diễn biến mưa lũ sau bão và triển khai các biện pháp ứng phó. - Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đã có công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó với bão.

Để chủ động ứng phó hiệu quả và giảm thiểu thiệt hại do bão và mưa lũ sau bão, cần tập trung triển khai vào các công việc như sau:

1. Đối với trên biển:

- Thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm.

- Tổ chức kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển (bao gồm tàu vận tải và du lịch), lồng bè ven biển để hướng dẫn di chuyển, tránh trú an toàn.

- Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân, khách du lịch và cơ sở hạ tầng trên các đảo.

2. Đối với khu vực ven biển, đồng bằng và đô thị:

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, thông tin kịp thời đến chính quyền, người dân để chủ động phòng, tránh - Rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho hành khách tại các khu du lịch, ngư dân tại các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão và lồng bè nuôi trồng thủy sản;

- Tập trung huy động phương tiện lực lượng, đặc biệt là lực lượng xung kích và vũ trang đóng quân trên địa bàn giúp dân khẩn trương thu hoạch lúa, hoa màu theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

- Chủ động phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, điện lưới, thông tin liên lạc; thực hiện dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết để ứng phó với mưa, lũ. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để ứng cứu khi có tình huống.

- Kiểm tra các công trình đầu mối hệ thống, hệ thống kênh, mương thủy lợi, sẵn sàng vận hành tiêu thoát nước bảo vệ sản xuất và phòng chống ngập úng cho khu vực đô thị.

. Đối với khu vực miền núi, trung du:

- Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp, nơi có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, phát hiện kịp thời các nhà ở mất an toàn, các điểm tắc nghẽn dòng chảy để thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương tổ chức xử lý hoặc sơ tán người dân đến nơi an toàn.

- Kiểm tra công tác vận hành, phương án đảm bảo an toàn công trình và hạ du hồ chứa, nhất là các thủy điện nhỏ, hồ đập xung yếu hoặc đang thi công. Chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để ứng phó kịp thời khi tình huống xảy ra; - Sẵn sàng phương án đảm bảo giao thông, hệ thống lưới điện, thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo điều hành ứng phó./.

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới