Chủ động phòng chống cúm A/H7N9

Tỷ lệ tử vong do nhiễm cúm A/H7N9 hiện là 30%, bệnh trở nặng rất nhanh. Dù chưa ghi nhận ca mắc cúm A/H7N9 trên người cũng như trên gia cầm, nhưng theo các chuyên gia, nguy cơ dịch bệnh lây lan vào nước ta là rất lớn.

Cán bộ Trạm Y tế xã Tông Lạnh (Thuận Châu)

tuyên truyền bà con trong xã cách phòng, chống dịch bệnh.

 

Để hiểu rõ hơn về bệnh cúm cũng như cách phòng tránh, phóng viên Báo Sơn La đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Trần Văn Ngọc, Phó Giám đốc Sở Y tế. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

PV: Thưa bác sĩ, virus cúm A/H7N9 là gì? Các triệu chứng khi mắc bệnh?

Bác sĩ Trần Văn Ngọc: Bệnh cúm A (H7N9) là bệnh truyền nhiễm gây dịch nhóm A, gây viêm đường hô hấp cấp nặng. Virus cúm A/H7N9 thuộc nhóm ARN-virus, họ Orthomyxoviridae, giống Influenzavirus A, có chứa kháng nguyên bề mặt haemaglutinin 7 (H7) và kháng nguyên neuraminidase 9 (N9). Tác nhân gây bệnh là vi rút cúm A/H7N9 có nguồn gốc gen từ vi rút cúm gia cầm sau đó lây sang người. Trong 3 tháng đầu năm 2017, đã ghi nhận 533 trường hợp mắc và hơn 200 ca tử vong tại Trung Quốc.

Biểu hiện lâm sàng trên người của bệnh cúm A/H7N9 đó là, sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh (gia cầm ốm, chết hoặc bệnh nhân đi từ vùng có dịch về hoặc sống trong vùng có nguồn bệnh) trong vòng 1-2 tuần, bệnh nhân đột ngột có triệu chứng sốt cao 39-40oC, ho, đau họng, viêm long đường hô hấp trên và có thể đau ngực, khó thở.

PV: Xin bác sĩ cho biết: Đường lây truyền virus cúm A/H7N9 và các biện pháp phòng bệnh?

Bác sĩ Trần Văn Ngọc: Hiện tại bệnh chưa ghi nhận lây truyền trực tiếp từ người sang người, mà chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm hoặc các sản phẩm gia cầm mang mầm bệnh; lây truyền qua không khí, qua giọt nhỏ dịch tiết gia cầm bị bệnh; lây qua đồ dùng, vật dụng, phương tiện vận chuyển gia cầm bị bệnh, đặc biệt nguy hiểm của bệnh là gia cầm mang mầm bệnh thì hoàn toàn khỏe mạnh.

Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của virus cúm A/H7N9 sang người,  cần thực hiện tốt các nội dung sau: Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc. Đảm bảo ăn chín, uống chín. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y trên địa bàn.

Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. Người trở về nước từ khu vực có dịch bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe. Hạn chế đi du lịch đến các quốc gia đang có dịch bệnh cúm A/H7N9.

PV: Ngành Y tế Sơn La đã có kế hoạch gì để phòng chống và ứng phó nếu dịch bệnh phát sinh, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Trần Văn Ngọc: Ngay sau khi nhận được công điện chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế Sơn La đã tham mưu cho UBND tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 7/3/2017 về phòng chống dịch cúm A/H7N9 và đưa ra mục tiêu cho 4 tình huống sau:

Thứ nhất, khi chưa có trường hợp bệnh trên người: Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên xâm nhập vào Sơn La hoặc tại cộng đồng để xử lý triệt để, tránh lây lan rộng.

Thứ hai, có các trường hợp nhiễm cúm trên người nhưng chưa phát hiện lây từ người sang người cần khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch, nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan từ gia cầm sang người hoặc từ người sang người.

Thứ ba, phát hiện có các trường hợp nhiễm cúm lây từ người sang người nhưng ở phạm vi hẹp hoặc những ca đơn lẻ thì đáp ứng nhanh việc khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch, hạn chế thấp nhất việc lây cho cộng đồng.

Thứ tư, dịch bùng phát tại cộng đồng: Giảm thiểu tác động của dịch đối với cuộc sống của nhân dân và hạn chế tử vong.

Các hoạt động cụ thể và phân công các cấp, các ngành được chi tiết tại Kế hoạch số 41 của UBND tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác truyền thông về bệnh cúm A/H7N9 và cách phòng chống tại cộng đồng. Riêng Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh xây dựng kế hoạch tập huấn lồng ghép hướng dẫn giám sát, phòng, chống bệnh cúm A/H7N9 cho cán bộ y tế tuyến huyện, xã trong tháng 4 và tháng 5/2017. Cùng với đó, Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc việc giám sát, phòng, chống bệnh cúm A/H7N9. Tổ chức giám sát chủ động tại các vùng nguy cơ, vùng biên giới, vùng giáp ranh... Qua đó, chủ động ứng phó nếu dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

PV: Xin cảm ơn bác sĩ !

Hồng Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Đến xã Nà Mường, huyện Mộc Châu, chúng tôi ấn tượng với những vườn bưởi, cam trĩu quả, diện tích trồng rau màu tươi tốt. Đây là thành quả của người nông dân trong đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đem lại giá trị, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
  • 'Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Xã hội -
    Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
  • 'Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Xây dựng Đảng -
    Yên Châu có 4 xã biên giới, gồm: Chiềng On, Phiêng Khoài, Chiềng Tương và Lóng Phiêng. Thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên tại các xã biên giới đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
  • 'Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025 (Chương trình 1719), đã từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giúp các địa phương hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
  • 'Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Xã hội -
    Thời gian qua, hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường La có nhiều chuyển biến tích cực, luôn hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ giao. Số vụ việc có điều kiện thi hành án cơ bản được giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân.
  • 'Giao xe cho con chưa đủ tuổi, cha mẹ dễ vướng vòng lao lý

    Giao xe cho con chưa đủ tuổi, cha mẹ dễ vướng vòng lao lý

    Pháp luật -
    Một thực trạng đáng báo động hiện đang diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước, đó là việc không ít bậc phụ huynh đã mua xe, giao xe mô-tô, xe gắn máy cho con em mình, dù các em chưa đủ điều kiện để điều khiển phương tiện. Điều này đã gây ra những hệ lụy đau lòng, không chỉ ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác mà còn ảnh hưởng chính đến người điều khiển phương tiện, khiến các bậc phụ huynh có thể vướng vào vòng lao lý bởi sự thiếu hiểu biết pháp luật của mình.